Vai trò của dinh dưỡng trong việc sản xuất Cytokine và chống viêm nhiễm của cơ thể (phần VI)

TS. BSTY. Đinh Xuân Phát

6. Ảnh hưởng của viêm nhiễm và cytokine đến lượng ăn vào

Những cytokine kích viêm mạnh như IL1α/β, TNFα/β được sản xuất ra rất nhiều và tỷ lệ thuận với mức độ viêm khi cơ thể bị vi sinh vật hay một kháng nguyên lạ nào đó tấn công. Các cytokine này được biết rõ là có ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn vào của đối tượng bị bệnh. IL1 kích thích quá trình sản xuất các prostaglandin từ axit béo đồng thời với sự tăng hàm lượng hormon glucocorticoid của tuyến thượng thận dẫn đến hiện tượng chán ăn. Sau vài ngày, cơ thể có thể làm quen với kích thích gây chán ăn này của IL1 nên sẽ dần ăn uống trở lại bình thường. 

Thí nghiệm cho thấy tác dụng gây chán ăn của TNF có sự khác biệt so với IL1. Đó là TNF gây chán ăn đối với khẩu phần lạ, còn đối với loại thức ăn đã quen thì tác dụng gây chán ăn của TNF không nhiều. Dầu cá và dầu dừa hay bơ sữa có tác dụng làm giảm bớt sự chán ăn do TNF gây ra. Cơ chế gây biếng ăn của TNF có lẽ liên quan đến những tác động của nó lên trung khu điều khiển phản xạ ói thuộc vùng tân hậu (area postrema) ở sàn não thất 4 của não bộ (Hình 8) vì khi phần này bị ức chế thì tác dụng làm biếng ăn của TNF giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, người ta cũng quan sát thấy rằng TNF ức chế hoạt tính enzyme của các lipoprotein lipase, có vai trò quan trọng trong biến dưỡng lipid. Đây là các lipase được tiết ra bởi các tế bào của tuyến tụy, gan và các tế bào nội mô và có chức năng thủy phân triglyceride từ các lipoprotein. Quá trình thủy phân này giải phóng hai axit béo và một phân tử monoacylglycerol (Mead et al., 2002). 

Tài liệu tham khảo

1. Bala, S., Failla, M.L., 1992. Copper deficiency reversibly impairs DNA synthesis in activated T lymphocytes by limiting interleukin 2 activity. Proc Natl Acad Sci U S A 89, 6794-6797.

2. Bubanovic, I., 2004. Origin of Anti-Tumor Immunity Failure in Mammals. Kluwer Academic - Plenum Publishers. New York 10013. ISBN 0-306-48629-6.

3. Cornell University, 2014. Basic Iron Metabolism.

4. De Caterina, R., Zampolli, A., 2001. n-3 fatty acids: antiatherosclerotic effects. Lipids 36 Suppl, S69-78.

5. Flynn, A., 1984. Stimulation of interleukin-1 production from placental monocytes. Lymphokine Res 3, 1-5

6. Kankova, M., Luini, W., Pedrazzoni, M., Riganti, F., Sironi, M., Bottazzi, B., Mantovani, A., Vecchi, A., 1991. Impairment of cytokine production in mice fed a vitamin D3-deficient diet. Immunology 73, 466-471.

7. Mead, J.R., Irvine, S.A., Ramji, D.P., 2002. Lipoprotein lipase: structure, function, regulation, and role in disease. J Mol Med (Berl) 80, 753-769.

8. Muñoz C., S.L., and Cavaillon J.M., , 1995. Interaction between cytokines, nutrition and infection. Nutrition Research. Volume 15, Issue 12. Pages 1815–1844.

9. Thies, F., Miles, E.A., Nebe-von-Caron, G., Powell, J.R., Hurst, T.L., Newsholme, E.A., Calder, P.C., 2001. Influence of dietary supplementation with long-chain n-3 or n-6 polyunsaturated fatty acids on blood inflammatory cell populations and functions and on plasma soluble adhesion molecules in healthy adults. Lipids 36, 1183-1193.

Các tin khác