Hội chứng còi cọc sau cai sữa PMWS

Trong những năm qua, PMWS đã trở thành mối quan tâm đáng kể ở nhiều nước đặc biệt là Canada, Mỹ, châu Âu và Viễn Đông. Bệnh này gậy hiện tượng còi cọc ở lợn từ 5-14 tuần tuổi và hiện được coi là một căn bệnh chính. 

Tác nhân gây bệnh PMWS là một Porcine Circovirus (PCV), gọi như vậy vì DNA của nó có hình thức là dạng vòng tròn như một chiếc nhẫn. Virus này rất nhỏ nhưng khỏe mạnh. Có hai týp huyết thanh, loại 1 không gây bệnh; loại 2 (PCV2) có thể được tìm thấy trong các tổn thương và có thể được phân lập trong môi trường tế bào. Kháng thể PCV2 đã được phát hiện trong huyết thanh heo thu thập tại Bỉ vào năm 1985 nhưng bệnh trên lâm sàng không được mô tả cho đến năm 1991 ở miền Tây Canada. Đến nay, nó đã trở thành phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu cũng như những nơi chăn nuôi heo khác trên thế giới.

Tiêm thực nghiệm heo con theo mẹ không cho bú sữa đầu cho thấy PCV2 có thể gây các tổn thương điển hình nhưng không phải luôn luôn xảy ra. Điều này chứng tỏ bản thân virus PCV2 cần có những yếu tố phụ khác để thức sự gây bệnh. Thực nghiệm cũng chứng minh rằng bệnh do PCV2 có nhiều khả năng để phát triển các tổn thương nếu một virus, chẳng hạn như parvovirus (PPV) hoặc PRRS được gây nhiễm cùng một lúc với PCV2. Trong tự nhiên, dường như luôn có một nhiễm trùng kép với PCV2 và một số virus khác nhưng hầu hết các lợn bị nhiễm đồng thời PCV2 và PRRS lại không biểu hiện triệu chứng lâm sàng của PMWS.

Các cuộc điều tra huyết thanh ở châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng nhiễm trùng đã lan truyền rộng rãi nhưng chỉ một phần nhỏ của những đàn có huyết thanh dương tính PCV2 có tiền sử bệnh lâm sàng PMWS. Người ta không biết lý do tại sao lại như vậy nhưng rõ ràng lợn có thể bị nhiễm PCV2 ngay từ trước khi cai sữa.

Triệu chứng

Lợn cai sữa và lợn đang lớn 

PMWS có xu hướng của một căn bệnh tiến triển chậm với một tỷ lệ tử vong cao ở lợn bị ảnh hưởng. Bệnh thường bắt đầu ở khoảng 6 - 8 tuần tuổi:

  • Lợn cai sữa bỏ ăn, giảm cân và dần dần trở nên tiều tụy
  • Lông của chúng trở nên thô, da nhợt nhạt và đôi khi vàng da
  • Chết đột ngột
  • Các hạch bạch huyết ngoại vi mở rộng, đặc biệt là hạch bẹn, có thể nhìn thấy dễ dàng khi cầm hai chân sau dốc ngược lên
  • Có thể cho thấy triệu chứng tiêu chảy ở 30% trường hợp
  • Hội chứng viêm da việm thận (PDNs) thường thấy trong các đàn bị ảnh hưởng bởi PMWS
  • Có thể cho thấy suy hô hấp hoặc thở mệt nhọc gây ra bởi viêm phổi kẽ
  • Mất màu ở da tai cũng có thể được nhìn thấy
  • Triệu chứng thần kinh, mất khả năng điều phối hoạt động
  • Tỉ lệ tử vong cai sữa có khả năng tăng lên 6-10% nhưng là đôi khi cao hơn nhiều (20%), ở lợn lớn tuổi tử vong có thể tăng lên đến 10%
  • Triệu chứng hợp lâm sàng có thể tiếp tục xảy ra trong một đàn trong nhiều tháng, thường đạt đỉnh điểm sau 6 - 12 tháng và sau đó giảm dần. Mức độ ảnh hưởng khác nhau từ nhóm/trại heo này sang nhóm/trại heo khác.

 

Lợn nái và lợn con

Động vật trưởng thành, lợn nái, lợn và lợn con bú không bị ảnh hưởng và nó không phổ biến cho lợn cai sữa mới bị ảnh hưởng trước 6 tuần tuổi.

Nguyên nhân và phương thức lây lan

  • Phân của lợn bị nhiễm bệnh
  • Phương tiện cơ giới như quần áo, thiết bị, xe tải...
  • Có thể truyền lây do các loài chim và động vật gặm nhấm
  • Circovirus cũng đã được phát hiện trong tinh dịch của lợn khỏe mạnh
  • Các điều kiện quản lý và chăm sóc không tốt là tiền đề của bệnh như: gom heo ở nhiều lứa tuổi chung với nhau, nhiều stress trong quá trình quản lý-chăm sóc, mật độ cao, tận dụng chuồng trại liên tục nên thời gian vệ sinh sát trùng và trống chuồng chưa đạt yêu cầu...

 

Chẩn đoán

Vì hai typ PCV1 và PCV2 có bộ gen rất giống nhau nên kháng nguyên của chúng cho phản ứng chéo với kháng thể được tạo ra trong cơ thể thú. Vì vậy hầu hết các đàn có kháng thể với PCV, nên xét nghiệm huyết thanh học thường không hữu dụng. 

Các dấu hiệu lâm sàng là không đặc hiệu (mặc dù hình ảnh lâm sàng có thể khá rõ ràng) nhưng để chẩn đoán chính xác thường cần thiết phải kết hợp với xét nghiệm tử thi và xét nghiệm phòng thí nghiệm như PCR hoặc phân lập virus với các bệnh phẩm từ những tổn thương mô học trong phổi, amidan, lá lách, gan và các mô thận. Khám nghiệm tử thi có thể phát hiện:

  • Xác chết ốm yếu và có thể bị vàng da
  • Lá lách và nhiều hạch bạch huyết thường sưng to, tuy nhiên hình ảnh lâm sàng của các hạch bạch huyết là không chắc chắn. 
  • Thận có thể bị sưng lên với những đốm trắng trên bề mặt.
  • Phổi trở nên dai chắc và có những đốm phù thũng. 

 

Chẩn đoán phân biệt

Có nhiều bệnh chẳng hạn như đói, suy dinh dưỡng, thiếu nước, loét dạ dày, viêm phổi Mycoplasma, coliform ruột, bệnh lỵ, dịch tai xanh và các bệnh khác, có thể gây ra các dấu hiệu tương tự. Một bệnh cần được đề cập đặc biệt ở đây là hội chứng lợn viêm da viêm thận (PDNs) bởi vì nó có thể đi trước, xảy ra cùng một lúc hoặc theo sau PMWS. Mối quan hệ giữa hai bệnh này không được rõ nhưng mỗi bệnh có thể xảy ra trong đàn mà không cần có sự hiện diện của bệnh kia.

Điều trị

Thuốc kháng khuẩn thường không hiệu quả trừ khi được phòng ngừa trong một thời gian dài trước khi bệnh bắt đầu. Các báo cáo gần đây từ miền Đông nước Anh cho thấy có phản hồi tốt khi dùng kháng sinh toàn thân dạng tiêm hoặc trộn thức ăn hay nước uống để kiểm soát nhiễm trùng thứ cấp.

Kiểm soát và phòng ngừa 

  • Kiểm soát căn bệnh này được dựa trên hệ thống cùng vào cùng ra 
  • PCV là một virus tồn tại rất dai dẳng trong môi trường. Tuy nhiên Virkon S đã được chứng minh là có hiệu quả diệt virus này.
  • Phải quan tâm đến dinh dưỡng tốt, thông gió tốt và nhiệt độ phù hợp
  • Tránh mật độ cao và hạn chế ghép đàn, đặc biệt là ghép đàn khi lợn con đã qua một ngày tuổi mà không được bú sữa đầu.
  • Hạn chế hay phòng ngừa những bệnh khác (như parvovirus và dịch tai xanh) cũng chính là một bước phòng ngừa bệnh PMWS
  • Sử dụng vách ngăn rắn giữa các nhà nuôi hoặc các ô chuồng nuôi lợn ở những độ tuổi khác nhau.
  • Đặc biệt chú ý đến khả năng truyền tải qua phân đặc biệt là xe tải.

 

Tài liệu tham khảo

1. Muirhead M. R., Alexander T. J. L. and Carr J., 2013. Managing Pig Health and the Treatment of Disease. ISBN 9780955501159.

2. Phillip Kemsley, 2012. A case of suspected post-weaning 

multisystemic wasting syndrome. Flock & Herd.

Các tin khác