Bệnh trong trại đẻ - tiêu chảy do Rotavirus

Rotavirus lan rộng cả trong quần thể lợn và hầu hết các động vật có vú khác và chúng được phân loại thành hoặc các nhóm khác nhau. Nhóm A có lẽ là phổ biến nhất ở lợn, nhưng lây nhiễm do các nhóm B, C và E cũng xảy ra với tần số thấp. 

Rotaviruses ở khắp mọi nơi và chúng có mặt trong hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các đàn lợn với hầu như 100% những đàn lớn có huyết thanh dương tính với nó. Một đặc điểm dịch tễ học nữa là  khả năng sống sót lâu dài của chúng bên ngoài cơ thể lợn, và chúng có khả năng đề kháng đối với những thay đổi của môi trường và nhiều chất khử trùng. Kháng thể mẹ truyền bảo vệ heo con tới 3-6 tuần tuổi sau đó lợn con trở nên dễ bị nhiễm trùng nhưng tiếp xúc với virus không nhất thiết sẽ dẫn đến bệnh tật lâm sàng. Người ta ước tính rằng chỉ có 10-15% tiêu chảy ở lợn được khởi xướng bởi nhiễm rotavirus như là một tác nhân chính. Thực tế là các virus vẫn tồn tại trong môi trường nên điều đó giải thích tại sao bệnh lan rộng và luôn luôn tồn tại nguy cơ bùng phát bệnh.

Triệu chứng lâm sàng


Bệnh xuất hiện ở heo con được 7-10 ngày tuổi đến 40 ngày tuổi, với triệu chứng tiêu chảy phân lỏng trầm trọng nhất là ở độ tuổi 7-10 ngày tuổi, càng lớn thì càng ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu chủng gây bệnh của vi khuẩn E. coli cũng có mặt thì bệnh nghiêm trọng có thể xảy ra với tỷ lệ tử vong nặng nề. Lông nhung teo là một đặc điểm song song với tình trạng mất nước và rối loạn hấp thu và tiêu chảy thường kéo dài 3-4 ngày. Lợn gầy hóp bụng, đôi mắt sâu và da xung quanh hậu môn luôn ẩm ướt. Vai trò của rotaviruses ở lợn sau cai sữa có lẽ không quan trọng mặc dù chúng thường được xác định là có hiện diện khi tiêu chảy dạng cấp do E. coli xảy ra trong 7-10 ngày đầu tiên sau khi cai sữa.

Chẩn đoán

Bất cứ khi nào có một vấn đề tiêu chảy ở lợn 10-40 ngày tuổi thì có thể suy đoán rằng nhiễm rotavirus hoặc là nguyên nhân chính hoặc là nguyên nhân thứ phát. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng kính hiển vi điện tử và xét nghiệm ELISA. Hoặc có thể thử nhanh bằng cách nhúng giấy quỳ vào phân lỏng của heo, nếu nhiễm E. coli thì giấy sẽ chuyển sang màu xanh, nhiễm rotavirus thì giấy chuyển màu đỏ.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh nhiễm trùng do rotavirus.

Cung cấp thuốc kháng sinh bằng cách tiêm, cấp bằng đường miệng trong thức ăn hoặc trong nước uống để kiểm soát nhiễm trùng thứ phát như E. coli. Apralan, amoxicillin, neomycin, framycetin và enrofloxacin có thể được sử dụng.

Cung cấp dextrose/glycine, điện giải, để chống lại tình trạng mất nước.

Cung cấp cho khu vực nằm ấm áp và thoải mái và khô thoáng.

Quản lý và phòng ngừa

Giảm mức độ của virus trong môi trường bằng cách tiêu độc sát trùng định kỳ bằng các chất sát trùng gốc chlor, peroxygen như Virkon S. Để trống chuồng ít nhất 2-4 ngày trước khi lợn mới được đưa vào. Giảm sự lây lan của virus giữa các nhóm lợn bị nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh bằng cách duy trì các hố sát trùng và sử dụng quần áo bảo hộ lao động phù hợp sau khi xử lý lợn bị bệnh.

Nếu một vấn đề do rotavirus dai dẳng trong trại thì nên dùng biện pháp autovacxin để tạo kháng thể mẹ truyền bằng cách lấy phân heo con bị bệnh cho vào mùn cưa hoặc vào nước rồi đổ vào máng ăn cho nái. Làm như vậy 2-3 lần mỗi tuần trong tuần bốn và tuần ba trước khi đẻ.

Áp dụng quy trình cùng vào – cùng ra và tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục vệ sinh sát trùng. Đặc biệt chú ý đến stress do môi trường và biến động của nhiệt độ.

Tài liệu tham khảo

1. Muirhead M. R., Alexander T. J. L. and Carr J., 2013. Managing Pig Health and the Treatment of Disease. ISBN 9780955501159.

2. http://www.vet.uga.edu/ivcvm/courses/vpat5215/digestive/week04/enteric/entericthree.htm

3. Peggy Richey, 2010.  BIO340: Microbiology. Centre Microbiology.

Các tin khác